BEHAVIORAL ECONOMICS / KINH TẾ HỌC HÀNH VI

ĐỊNH NGHĨA

Trong phân tích kinh tế thì Kinh tế học hành vi là một nhánh riêng của nó, được áp dụng trong các nghiên cứu đối với các nhân tố thuộc con người và xã hội, kinh nghiệm và cảm xúc nhằm mục đích hiểu rõ hơn các quyết định cũng như hành vi của người tiêu dùng, nhà đầu tư; đánh giá mức độ ảnh hưởng đến giá cả trên thị trường, doanh thu và việc phân bổ các nguồn lực.

Ngay từ khi được hình thành, khái niệm kinh tế học hành vi được phát triển dựa trên kết quả của việc quan sát và khảo sát thực nghiệm, nhưng đến nay, khái niệm này chủ yếu được dựa những dữ liệu kinh tế thực tế.

Kinh tế học hành vi tập trung nghiên cứu 3 mảng đề tài chính:

  • Khám phá (Heuristics): con người thường đưa ra các quyết định dựa trên quy tắc ngón cái, không bám sát các phân tích hợp lý;
  • Bối cảnh (Framing): bối cảnh sẽ ảnh hưởng tới hành động của người đưa ra quyết định;
  • Thị trường không hiệu quả (Market inefficiencies): tồn tại một số giải thích tại sao những kết quả thị trường quan sát được lại trái với các kỳ vọng hợp lý và hiệu quả thị trường. Đó là: định giá không chính xác, quyết định bất hợp lý, và thu nhập bất thường.