ĐỊNH NGHĨA
Hiệu ứng đàn bầy là thuật ngữ dùng để chỉ cách mà con người bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh trong việc lựa chọn những hành vi, xu hướng, và những món đồ để mua nhất định.
Ví dụ về Hiệu ứng đàn bầy có thể thấy rất rõ ở hành vi mua những sản phẩm công nghệ cao như máy điện thoại, iPod, hoặc các xu hướng mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, mua quần áo thời trang, mua xe, cách trang trí nhà cửa… Trong môn tâm lí học xã hội còn có một số thuật ngữ khác cũng tương tự hiệu ứng đàn bầy.
Theo triết gia Nietzche người sáng tạo ra thuật ngữ này, những người nằm trong “tầm ảnh hưởng” của hiệu ứng đàn bầy được chia ra thành hai nhóm nhỏ hơn: thứ nhất, những người thận trọng với hành vi của mình – họ suy xét sự phù hợp với niềm tin – tín ngưỡng, và những thức đó đó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ như thế nào; thứ hai, những người bị ảnh hưởng bởi truyền thông, không suy xét cẩn thận – họ dễ dãi hơn và dựa vào những cái gì mà thông tin công cộng nói, theo đúng xu hướng và theo “bầy.”
Thuật ngữ Herd Mentality được kết hợp từ thuật ngữ “Herd” tức là bầy đàn, và “Mentality” tức là trí lực. Tuy nhiên, định nghĩa chính xác nhất phải là: Cách thức mà đám đông hành động theo các cách tương tự nhau ở cùng một thời điểm.
Hiệu ứng bầy đàn và hành vi bầy đàn đã được sử dụng để miêu tả hành vi của con người từ khi bầy người nguyên thủy hình thành bộ lạc, di cư thành từng nhóm, và làm nông nghiệp cùng với nhau. Hành vi bầy đàn trong xã hội hiện đại được nghiên cứu bởi Sigmund Freud và Wilfred Trotter trong cuốn Herd Instincts in Peace and War.