INTERNATIONAL TRADE / THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

ĐỊNH NGHĨA

Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ xuyên qua biên giới quyết gia và vùng lãnh thổ. Ở hầu hết các nước, thương mại quốc tế chiếm một phần lớn trong GDP. Trong khi thương mại quốc tế đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử (như Con đường tơ lụa, hay Con đường Hổ phách), tầm quan trọng trong kinh tế, xã hội, và chính trị của thương mại quốc tế mới chỉ dấy lên trong những thế kỉ gần đây. Cách mạng công nghiệp, giao thông phát triển, toàn cầu hóa, các công ty đa quốc gia, và thuê ngoài là những nhân tố ảnh hưởng lớn. Sự tăng cường trong thương mại quốc tế là một nhân tố cơ bản dẫn tới toàn cầu hóa.

Thương mại quốc tế cũng là một nhánh của kinh tế học, cùng với tài chính quốc tế, hình thành nên một nhánh lớn hơn của kinh tế học quốc tế.

Thông thường thương mại được điều chỉnh bởi các hiệp định thương mại song phương giữa hai quốc gia. Trong hàng thế kỉ dưới thời đại của Chủ nghĩa trọng thương, hầu hết các quốc gia có thuế quan cao và đưa ra rất nhiều giới hạn trong thương mại quốc tế. Vào thế kỉ thứ 19, đặc biệt là ở Anh, niềm tin vào thương mại tự do trở nên đỉnh điểm. Niềm tin này bao trùm quan niệm của thế giới Phương Tây khi đó bất kể những bằng chứng rằng việc lựa chọn chính sách thương mại kiểu này đã nhân tố kết hợp đưa đến sự suy thoái của Anh.

Trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ II, những hiệp ước đa phương mang nhiều tranh cãi như GATT và WTO đã cố gắng tạo ra một cơ cấu thương mại được điều chỉnh trên toàn cầu. Những hiệp ước này thường gây ra phản ứng và bất bình bởi những quan điểm cho rằng đó là thương mại bất bình đẳng và không tạo ra lợi ích đôi bên.

Thương mại tự do thường được ủng hộ mạnh mẽ bởi những cường quốc về kinh tế, thông qua việc lựa chọn chế độ bảo vệ các ngành công nghiệp chiến lược như thuế quan bảo vệ áp dụng cho nông nghiệp ở Mỹ và Châu Âu. Hà Lan, Anh là những nước ủng hộ thương mại tự do ở thời kì nổi lên trước kia, ngày nay Mỹ, Anh, Australia, và Nhật Bản là những nước ủng hộ mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên, rất nhiều nước khác (như Ấn Độ, Trung Quốc, và Nga) đang ngày càng trở nên tích cực ủng hộ thương mại tự do hơn bởi vì nền kinh tế của họ ngày càng mạnh. Khi các mức thuế quan giảm, các nền kinh tế lại bằng lòng ngồi thương thuyết cùng nhau để bàn về cắt giảm thuế quan, bao gồm cả đầu tư trực tiếp nước ngoài, thuận lợi hóa thương mại và thu mua hàng hóa.

Viết một bình luận